![]() |
Lần lượt từ trái sang là Adryani Iwani, Adryana Iwani và Noratirah. Ảnh: Bernama. |
Tuy nhiên, khi Adryani Iwani kể chuyện này với mẹ mình thì bà gạt đi, cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp.
Adryani Iwani và Noratirah có duyên gặp nhau lần đầu tiên tại lễ hội hóa trang được tổ chức tại một siêu thị ở Kota Bharu vào tháng 3/2019. Cả hai sửng sốt khi thấy đối phương quá giống mình.
"Chúng tôi chỉ biết nhìn nhau, không nói nên lời".
Tháng 8/2020, Adryani Iwani đăng ảnh kỷ niệm sinh nhật lên Instagram, bạn bè phát hiện cô và Noratirah có cùng ngày sinh.
"Noratirah sau đó đã nhắn tin với tôi. Từ đó chúng tôi trao đổi và nhận ra nhiều điểm giống nhau, không thể chỉ coi đó là trùng hợp. Vì vậy chúng tôi quyết định đi xét nghiệm ADN".
Sau khi thảo luận vấn đề với gia đình cả hai bên, họ đã đồng ý tiến hành xét nghiệm ADN tại Universiti Sains Malaysia (HUSM). Mẫu máu của mẹ Adryani Iwani, bà Siti Aminah Ismail, và ông Husin Omar - cha của Noratirah - cũng được đưa đi phân tích.
"Kết quả cho thấy 99% tôi và Noratirah là chị em sinh đôi. Xét nghiệm cũng chỉ ra chị tôi, Adryana Iwani, là con ruột của ông Husin Omar và bà Ramah Isa (đã mất vào năm 2018)", Adryani nói.
![]() |
3 cô gái tìm ra thân phận thật của mình sau 19 năm. Ảnh: Bernama. |
Ayu Haryani (42 tuổi), chị cả trong gia đình của cặp song sinh, cho biết dựa theo giấy khai sinh, Noratirah, Adryana Iwani và Adryani Iwani lần lượt sinh vào 1h14 phút, 1h27 phút và 1h34 phút sáng 19/8/2001.
Ban đầu, bà Siti Aminah Ismail miễn cưỡng chấp nhận kết quả xét nghiệm ADN và sự việc không được tiết lộ ra ngoài vì sợ ảnh hưởng tâm lý các con, đặc biệt là Adryana.
Ayu Haryani nói rằng dù kết quả thế nào, gia đình cô vẫn coi Adryana Iwani như chị em ruột và muốn cô ở lại.
"Cha ruột của Adryana Iwani đã qua đời sau khi biết kết quả xét nghiệm được 2 tháng. Noratirah đã chuyển đến sống cùng gia đình tôi", Ayu Haryani cho biết.
Theo Zing
Khi cậu bé Shen Cong bị bắt cóc, cha cậu đã mải miết đi tìm con trai suốt 15 năm. Cậu bé được tìm thấy vào tháng 3 năm ngoái nhưng gia đình cậu lại đang chìm trong nợ nần.
" alt=""/>Bi kịch của 3 bé gái bị trao nhầmNhiều mâm cỗ được người dùng mạng xã hội khen ngợi vì bày biện đẹp mắt.
Từ lâu, chị Tô Hưng Giang (Hà Nội) được nhiều chị em nội trợ biết đến như một facebooker chuyên về ẩm thực. Chị đã chia sẻ nhiều công thức nấu ăn cũng như cách bày trí đồ ăn lên mạng xã hội.
Mâm cỗ cúng tết Đoan ngọ đầy màu sắc của chị năm nay cũng khiến mọi người thích thú.
![]() |
Mâm cỗ nhà chị có đủ những món cơ bản là: Vải, nếp cẩm, xôi, chè kho, bánh gio, quất hồng bì. Chị dùng hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cau, hoa bưởi trang trí, biến mâm cỗ thành bức tranh đầy màu sắc.
![]() |
Chị Giang chia sẻ: "Tôi nhớ hồi bé mỗi lần đến tết Đoan ngọ cũng là lúc được nghỉ hè, nên háo hức lắm. Mẹ hay dặn ngủ sớm để sáng mai dậy trước cả ông mặt trời, còn ăn hoa quả diệt sâu bọ trong bụng.
Trẻ con bây giờ dù mẹ có nhắc đến thường xuyên nhưng tôi cảm giác, các con không hào hứng với ngày này cho lắm".
![]() |
Mâm cúng tết Đoan ngọ năm 2019 của chị Giang. |
Chị Vũ Thị Hoan (Hoàng Mai, Hà Nội) - nhân viên văn phòng cũng là cái tên nổi bật trong hội những người thích nấu nướng. Các công thức nấu ăn của chị thu hút rất đông sự quan tâm của những người thích nấu ăn.
![]() |
Năm nay, ngoài hoa quả, bánh gio, chị Hoan nấu thêm món chè hạt sen đậu đỏ. Chị cho biết, hạt sen tươi chị mua loại của Huế, không cần phải ngâm trước. Khi nấu, sen nở bung rất nhanh. Chị chỉ mất khoảng 15 - 20 phút cho món chè thanh mát này.
![]() |
Món chè sen táo đỏ phù hợp với tiết trời nóng. |
Để chuẩn bị mâm cúng này, chị Hoan dậy sớm, đi chợ từ 5 giờ 30 sáng. "Chợ đông vui náo nhiệt hơn ngày thường, tôi rất thích cảm giác đi chợ vào những ngày lễ, Tết như thế", chị nói.
Sau khi chị chuẩn bị, sắp xếp mâm cúng, ông xã phụ vợ bê lên tầng 3, thắp hương.
"Trước tết Đoan ngọ, tôi sẽ lên kế hoạch mua những loại hoa quả gì, bánh trái gì, sắp vào mâm theo số lượng đĩa bày ra sao? Tức là tính toán trước để mâm cúng đầy đủ nhưng không quá thừa, lại trang trí đẹp mắt.
Tết Đoan ngọ cũng là mùa của hoa nhài, hoa sen, tôi thường sử dụng các loại hoa này làm điểm nhấn cho mâm cúng, dùng thêm một ít lá cây màu xanh cho sinh động", chị Hoan tiết lộ cách bày mâm cúng.
![]() |
Hoa nhài ngát hương, quyện cùng mùi thơm của nếp cái hoa vàng, trái cây tươi làm nên hương vị của tết Đoan ngọ. |
![]() |
Chị Hoan dùng những nguyên liệu đơn giản, làm điểm nhấn cho mâm cúng. |
![]() |
Cách bày trí mâm cúng hài hòa, đa màu sắc của người phụ nữ yêu nấu nướng. |
Trong một diễn đàn, chị Nguyễn Trang gây bất ngờ khi trên mâm cúng có thêm xôi ngũ sắc, bánh trôi và bó lá xông.
Chị viết: "Hàng năm, nhà tôi đều cúng tết Đoan ngọ với bánh gio, bánh ú, cơm rượu, trái cây. Năm nay, tôi đổi món với bánh trôi và xôi nếp ngũ sắc, nhưng không thể thiếu bó lá xông treo trước cửa như truyền thống lâu đời trừ tà khí. Bó lá rất đẹp gồm: Xương rồng, liễu, khuynh diệp, hết 3 ngày lại đem vào nấu với nồi nước xông toàn thân giải cảm".
![]() |
![]() |
Bánh trôi, xôi ngũ sắc là món chủ đạo trên mâm cúng. |
![]() |
Bó lá xông được chị Trang treo từ sớm. |
![]() |
Mâm cúng tết Đoan ngọ của nhà chị Trang. |
Trên mâm cúng nhà chị Nguyễn Thu, hoa nhài tiếp tục được sử dụng để trang trí.
![]() |
Hoa nhài nở rộ, được đặt chính giữa mâm tỏa hương thơm ngát của mùa hè. |
Còn chị Lan Mai sử dụng thêm đài sen, tạo thêm sắc xanh tươi mát cho mâm cỗ.
![]() |
Mâm cúng nhà chị Lan Mai. |
Hải sản là món ăn hấp dẫn, bạn hãy tham khảo 3 cách chế biến dưới đây từ nồi chiên không dầu.
" alt=""/>Mâm cỗ đẹp mắt cúng tết Đoan ngọ được dân mạng hết lời khen ngợiSau kết hôn, chị Dương Mỹ Hạnh (33 tuổi) cùng ông xã người New Zealand chọn sống tại TP.HCM. Vợ chồng chị lần lượt có thêm 2 thành viên mới. Đó là con gái hơn 3 tuổi và con trai hơn 1 tuổi.
Cả nhà chị Hạnh đang có những ngày hạnh phúc trong tổ ấm ở tầng 33 của một chung cư tại Thủ Đức, TP.HCM.
Để có được an nhiên như hiện tại, chị Hạnh đã phải vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách. Chị kể, trong lần mang thai đầu, chị không may bị suy thai, không giữ được bé. Thế nên, lúc biết tin có bé lần hai, vợ chồng chị luôn canh cánh một nỗi sợ mông lung.
Đến khi kết quả siêu âm khẳng định thai nhi đang phát triển, hai người ôm nhau khóc nức nở. Sau niềm vui đó, chị Hạnh bước vào giai đoạn ốm nghén với những triệu chứng nặng suốt thai kỳ.
Dù chị cố gắng ăn uống điều độ, nhưng hễ ăn vào lại nôn hết ra ngoài. Đặc biệt, chị sợ mùi “trung tâm thương mại” và gà rán.
“Đầu năm 2020, chồng tôi về New Zealand thăm bố mẹ và bị mắc kẹt ở đó đến cuối năm do dịch bệnh Covid-19.
Ban đầu, tôi nghĩ việc đi sinh không có chồng bên cạnh cũng bình thường. Bởi, tôi còn có mẹ và bác sĩ tận tình chăm sóc. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh phức tạp khiến tôi bối rối, không biết phải làm thế nào.
Khi thai nhi 38 tuần, bác sĩ thông báo với chị rằng tim thai không ổn định. Tuy nhiên, chị Hạnh phỏng đoán tim thai không tốt có thể do ngày hôm đó chị làm việc và di chuyển quá nhiều. Nghĩ vậy, chị liều lĩnh xin bác sĩ cho về nhà nghỉ ngơi.
Chiều cùng ngày, chị quay lại bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ thông báo phải mổ cấp cứu. Nghe đến đây, chị Hạnh và mẹ bật khóc vì sợ em bé gặp nguy hiểm.
Thời khắc đó, chồng chị từ xa liên tục gọi điện động viên vợ. Nhưng, điều đó là chưa đủ đối với một sản phụ sắp vượt cạn.
“Quậy” phòng cấp cứu tìm con
Tỉnh lại sau ca mổ, chị Hạnh mơ màng, gượng dậy tìm con. Trước đó, con gái của chị vừa chào đời đã được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Bà ngoại của bé cũng vào trong đó chăm cháu.
Không thấy con, mất liên lạc với mẹ, chị Hạnh bắt đầu hoảng loạn. Chị hỏi nhân viên y tế thì nhận về câu trả lời: “Bé đang được chăm sóc và theo dõi ở phòng ICU”.
Mọi áp lực, lo lắng đè nén khiến chị Hạnh mất bình tĩnh. Chị to tiếng và “quậy” phòng cấp cứu, mong nhìn thấy con an toàn.
Nhân viên y tế hiểu tâm lý sản phụ sau sinh, không cảm thấy phiền lòng. Họ động viên chị Hạnh an tâm, chờ đến thời điểm thích hợp vào thăm con.
Dù sinh mổ nhưng ngay khi được vào thăm, chị Hạnh nén đau đớn đi phăng phăng đến bên giường của con. Khoảnh khắc ấy đối với chị vô cùng thiêng liêng. Chị gọi điện cho chồng. Cả hai vỡ òa, khóc trong hạnh phúc.
Xuất viện, chị Hạnh bước vào những thử thách khác, cam go hơn. Mặc dù có mẹ và dì hỗ trợ chăm sóc em bé nhưng chị vẫn kiệt sức dẫn đến tâm lý bất ổn.
Ban ngày, chị phải làm việc liên tục, đêm đến thức trắng hút sữa cho con. Không được nghỉ ngơi, chị trở nên cộc tính. Khi chồng quan tâm, gọi điện về hỏi han, chị luôn nổi nóng, trách mắng.
“Vợ chồng tôi cãi nhau liên tục. Căng thẳng đến mức, tôi nói anh đừng gọi cho tôi nữa. Nhà có gắn camera, nếu anh muốn xem con thì cứ nhìn vào đó.
Đỉnh điểm căng thẳng, tôi ra ban công căn hộ đứng một mình và nhìn xa xăm. Từ tầng 33, tôi có lúc nghĩ, hay là mình nhảy xuống…”, chị Hạnh xúc động.
Không chỉ chị Hạnh, ngay cả mẹ và dì của chị cũng gặp sự cố khi chăm cháu. Sau 1 tháng trông cháu, dì chị Hạnh bị tai biến, phải nằm viện điều trị. Mẹ chị thay người dì chăm cháu ngoại thì sau 1 đêm cũng vào bệnh viện cấp cứu.
Trước biến cố, chị Hạnh nhận ra bản thân quá cầu toàn, quyết định không cho bé bú đêm nữa. Chị chủ động bỏ bớt việc, cố gắng ngủ nhiều hơn.
Khi con gái được 5 tháng tuổi, chồng chị trở về từ New Zealand. Ngay khi anh mở cửa nhà bước vào, con gái nhận ra, rồi cười mừng cha.
Nhìn thấy cảnh cha con đoàn tụ, chị Hạnh rơi nước mắt. Từ đó, tổ ấm của chị vững chãi, ấm áp hơn khi có đủ thành viên.